Giới thiệu về Hungary

Hungary (tiếng HungaryMagyarország) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, Româniavề phía đông và Ukraina về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Nước này là thành viên mobilslot777 của nhiều tổ chức quốc tế như OECDNATOLiên minh châu Âu và Hiệp ước Schengen. Ngôn ngữ chính thức tại Hungary là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar – một ngôn ngữ thuộc nhóm Finn-Ugria có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Tiếng Hungary là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Tiếp sau thời kỳ Celtic (sau năm 450 TCN) và thời kỳ La Mã (9 CN – thế kỷ IV), đất nước Hungary đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh người Magyar là Árpád. Năm 1000, cháu trai của Arpad là vua István I đăng quang với chiếc vương miện được gửi đến từ Giáo hoàng. Trong suốt 946 năm sau đó, Vương quốc Hungary đã tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ và được coi là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của phương Tây. Đất nước này bước vào Thời kỳ Cộng sản từ năm 1946 với một số sự kiện lịch sử quan trọng: Cuộc chính biến Hungary 1956 và sự kiện Hungary mở cửa đường biên giới với Áo năm 1989, một biểu hiện của sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ngày nay Hungary là một quốc gia dân chủ theo thể chế cộng hòa nghị viện và có mức thu nhập cao[5]. Đất nước này đang trong quá trình phát triển mạnh để trở thành một nước phát triển theo tiểu chuẩn của IMF[6].

Hungary hiện nay là một trong những địa điểm mobilslot777 du lịch hấp dẫn nhất thế giới, thủ đô Budapest của đất nước này được mệnh danh là một trong những thành phố đẹp nhất châu Âu[7]. Nước này cũng có nhiều thắng cảnh độc đáo như hồ nước nóng lớn thứ hai thế giới (hồ Hévíz), hồ nước ngọt lớn nhất Trung Âu (hồ Balaton) và vùng đồng cỏ tự nhiên lớn nhất châu Âu (Hortobagy).

Cộng hòa Hungary 1989-đến nay

Trong cuối thập kỉ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ nhiều ứng cử viên. Điều này nghĩa là mặc dù có nhiều ứng cử viên, đảng cộng sản, MSZMP, vẫn không được đem ra bàn cãi. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập được bầu lên để phản đối lại đảng. Vào thời điểm đó, áp lực cải cách tăng dần từ bên trong đảng. Họ cũng di chuyển về phía một nền kinh tế thị trường. Vào 23 tháng 10 năm 1989Mátyás Szűrös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004.

Địa lý

Hungary nằm ở Trung Âu, Bắc giáp Slovakia, Đông giáp Ukraina và România, Nam giáp Serbia và Croatia, Tây giáp Slovenia và Áo. Địa lý của Hungary theo truyền thống được xác định bởi hai con sông chính: sông Danube và sông Tisza. Đất nước được chia thành ba miền địa lý: Dunántúl (“vượt qua sông Danube”, Transdanubia), Tiszántúl (“ngoại Tisza”), và Duna-Tisza köze (“giữa sông Danube và Tisza”). Dòng Danube chảy theo hướng bắc-nam thông qua trung tâm Hungary hiện tại, và cả đất nước này nước nằm trong lưu vực thoát nước.

Transdanubia , trải dài về phía tây trung tâm của đất nước terbang77 cho đến Áo, là một vùng đồi núi chủ yếu với địa hình đa dạng bởi các ngọn núi thấp. Chúng bao gồm dải Alps ở phía đông, Alpokalja ở phía tây của đất nước. Dãy núi Transdanubian ở vùng trung tâm Transdanubia, dãy núi Mecsek và dãy núi Villány ở phía nam. Các vùng đồng bằng Alfold ở bắc Transdanubia. Hồ Balaton và Hồ Hévíz là các hồ lớn nhất ở Trung Âu và hồ nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, cũng như ở Transdanubia. Kisalfold trải dài trên hầu hết các khu vực phía đông và đông nam của đất nước. Phía bắc của vùng đồng bằng là chân núi Carpathians gần biên giới Slovakia. Kékes là ngọn núi cao nhất ở Hungary với độ cao 1.014 m. Theo WWF, lãnh thổ của Hungary thuộc vùng sinh thái của rừng hỗn giao Pannonian.

Hungary có 10 vườn quốc gia, 145 khu bảo tồn thiên nhiên nhỏ và 35 khu bảo vệ cảnh quan.

Khí hậu

Khí hậu Hungary nằm trong miền khí hậu lục địa khô, mùa đông lạnh, mùa hè nóng và ẩm. Chính kiểu khí hậu này tạo điều kiện cho sự phát triên các thảm thực vật thảo nguyên phục vụ cho ngành chăn nuôi trên các đồng cỏ. Lượng mưa lớn và giảm dần từ Tây sang Đông.

Môi trường

Ô nhiễm không khí; ô nhiễm đô thị và công nghiệp (hồ Balaton); vấn đề cải thiện môi trường khi gia nhập Liên hiệp châu Âu đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn (4 tỉ USD/ 6 năm).

Chính trị

Thể chế nhà nước

Hungary theo mô hình Cộng hòa nghị việnTổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội 1 viện gồm 386 ghế, hình thành từ danh sách trúng cử của các đảng có chân trong Quốc hội (phải đạt 5% tổng số phiếu bầu hợp lệ trở lên) và các đại biểu thắng cử trực tiếp tại các khu vực bầu cử. Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử từ đảng hoặc liên minh giành được đa số trong Quốc hội và phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề cử và Tổng thống bổ nhiệm.

Các đảng phái chính

Liên minh Công dân Hungary – FIDESZ, chiếm 263 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng: Viktor Orban; Đảng XHCN Hungary – MSZP, chiếm 59 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng: Atilla Mesterhazy; Phong trào vì một Hungary tốt đẹp hơn – JOBBIK, chiếm 47 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch: Gabor Vona; Đảng “Chính trị có thể khác đi” – LMP, chiếm 16 ghế trong Quốc hội.[cần dẫn nguồn]

Chính sách đối ngoại

Về đối ngoại, Hungary tiếp tục ưu tiên hội nhập sâu vào EU; củng cố quan hệ với các nước láng giềng và khu vực; ưu tiên ngoại giao năng lượng; bảo vệ lợi ích của cộng đồng gốc Hungary ở các nước láng giềng; khôi phục và thúc đẩy quan hệ với các đối tác truyền thống (ở Đông Nam ÁViệt Nam là ưu tiên).[cần dẫn nguồn]

Phân cấp hành chính

Hungary là một quốc gia thống nhất, được chia thành 19 tỉnh [note 2](megye). Ngoài ra, thủ đô (főváros) của nước này-Budapest, là một thực thể độc lập, không thuộc bất cứ tỉnh nào. Các tiểu bang và thủ đô là 20 đơn vị cấp NUTS của Hungary. Các tỉnh được chia tiếp thành 174 hạt (járás) tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2013[10]. Ngoài ra còn có 23 thị trấn có quyền của hạt ( megyei jogú város), đôi khi được gọi là “các hạt đô thị” bằng tiếng Anh. Chính quyền địa phương của các thị trấn này đã mở rộng quyền hạn, nhưng các thị trấn này thuộc về lãnh thổ của hạt tương ứng thay vì là các đơn vị lãnh thổ độc lập. Hội đồng hạt và các đô thị có vai trò khác nhau và trách nhiệm riêng biệt liên quan đến chính quyền địa phương. Vai trò của các quận về cơ bản là hành chính và tập trung vào phát triển chiến lược, trong khi các trường mẫu giáo, các công trình nước công cộng, xử lý rác thải, chăm sóc người cao tuổi và các dịch vụ cứu hộ được quản lý bởi các đô thị. Từ năm 1996, các hạt trên và thành phố Budapest đã được gộp lại thành 7 vùng nhằm mục đích thống kê và phát triển. Bảy khu vực này tạo thành các đơn vị cấp hai của NUTS ở Hungary, bao gồm: Vùng Trung tâm Hungary, vùng Trung Transdanubia, vùng Bắc Great Plain, vùng Bắc Hungary, vùng Nam Transdanubia, vùng Nam Great Plain, và vùng Tây Transdanubia.

Bản đồ hành chính Hungary

Tỉnh Thủ phủ Dân số Vùng
 Bács-Kiskun Kecskemét 524,841 Nam Great Plain
 Baranya Pécs 391,455 Nam Transdanubia
 Békés Békéscsaba 361,802 Nam Great Plain
 Borsod-Abaúj-Zemplén Miskolc 684,793 Bắc Hungary
 Capital City of Budapest Budapest 1,744,665 Trung Hungary
 Csongrád Szeged 421,827 Nam Great Plain
 Fejér Székesfehérvár 426,120 Trung Transdanubia
 Győr-Moson-Sopron Győr 449,967 Tây Transdanubia
 Hajdú-Bihar Debrecen 565,674 Bắc Great Plain
 Heves Eger 307,985 Bắc Hungary
 Jász-Nagykun-Szolnok Szolnok 386,752 Bắc Great Plain
 Komárom-Esztergom Tatabánya 311,411 Trung Transdanubia
 Nógrád Salgótarján 201,919 Bắc Hungary
 Pest Érd 1,237,561 Trung Hungary
 Somogy Kaposvár 317,947 Nam Transdanubia
 Szabolcs-Szatmár-Bereg Nyíregyháza 552,000 Bắc Great Plain
 Tolna Szekszárd 231,183 Nam Transdanubia
 Vas Szombathely 257,688 Tây Transdanubia
 Veszprém Veszprém 353,068 Trung Transdanubia
 Zala Zalaegerszeg 287,043 Tây Transdanubia

Kinh tế

Ngay từ những năm 1960, Hungary đã tìm cách tự do hóa nền kinh tế một cách giới hạn và từ năm 1990 đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường.

Gần 1/5 lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu sản xuất ngôlúa mìkiều mạchcủ cải đườnghoa quảhạt hướng dương và nho. Mặc dù có trữ lượng thanđáng kể, Hungary vẫn phải nhập hơn một nửa số nhiên liệu. Có bô xít và khí tự nhiênDu lịch và các ngành sản xuất thép, hoá chất, phân bón, dược liệu, máy móc và xe cộ đóng vai trò quan trọng; sản xuất điện năng đạt 35,104 tỷ kw/h, điện nguyên tử 35%, thuỷ điện 1%, tiêu thụ 33,317 tỷ kWh. Từ đầu những năm 1990, các xí nghiệp tư nhân được thành lập (80% GDP do tư nhân sản xuất ra) và đầu tư nước ngoài được khuyến khích thu hút 50% số dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực Trung – Đông Âu)

Trong những năm 1990-1994, kinh tế lâm vào tình trạng khủng bố trầm trọng. Từ tháng 7 năm 1994Chính phủ liên hiệp trung tả đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế theo hướng tích cực. Nền kinh tế đang bước vào ổn định, thu nhập đầu người 91997) đạt 4.510 USD, tăng trưởng đạt 4,7%; Xuất khẩu đạt 22,6 tỷ USD, nhập khẩu25,1 tỷ USD; nợ nước ngoài: 27 tỷ USD.

Từ năm 1997, nền kinh tế bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 4-5%/năm. Từ cuối năm 2008, Hungary bị ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính thế giới, thâm hụt ngân sách cao (9,5% GDP), mỗi năm phải trả lãi nợ nước ngoài tới 4% GDP, gánh nặng an sinh xã hội cao nhất khu vực Trung Âu (60% GDP) và buộc phải đề nghị IMF hỗ trợ 25 tỉ USD để cứu hệ thống ngân hàng khỏi sụp đổ, đồng thời phải áp dụng các biện pháp khắc khổ. Năm 2009 nền kinh tế tăng trưởng âm 6,3%. Sang năm 2010, kinh tế Hungary đã phục hồi, thâm hụt ngân sách giảm còn 3,8%, lạm phát 4,5%, dự trữ ngoại tệ khá (45,7 tỷ USD), GDP tăng trưởng 0,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp còn cao (11,5%), nợ nước ngoài nhiều (134,6 tỷ USD), nợ công lên tới mức 80% GDP.

Tính đến năm 2016, GDP của Hungary đạt 117.065 USD, đứng thứ 58 thế giới và đứng thứ 22 châu Âu.

Các ngành công nghiệp chủ chốt

Chế tạo máy, thiết bị đo lường chính xác, ô tônhôm, lọc hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế… Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm: lúa mìngôhạt hướng dươngcủ cải ngọtthịt gia súcgia cầmsữa

Thương mại

Hungary quan hệ thương mại chủ yếu với các nước Châu Âu. Năm 2010, xuất khẩu của Hungary đạt 93,7 tỷ USD, các mặt hàng xuất chủ yếu gồm máy móc, thiết bị (chiếm 61%), các sản phẩm chế tạo khác (28,7%), thực phẩm (6,5%), nguyên liệu (2%)… Các đối tác chủ yếu là Đức (chiếm 25,5% tổng kim ngạch), Italia (5,7%), Anh(5,4%), Pháp (5,4%), România (5,3%), Slovakia (5%), Áo (4,5%). Nhập khẩu đạt 87,4 tỷ USD, các mặt hàng nhập chủ yếu gồm máy móc, thiết bị (50%), nhiên liệu và điện (11%), thực phẩm và nguyên liệu… Các đối tác chủ yếu là Đức (25%), Trung Quốc (8,6%), Nga (7,3%), Áo (6%), Hà Lan (4,7%), Pháp (4,5%), Slovakia (4%), Italia (4%), Ba Lan (4%).

Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2010, Hungary đã thu hút được 72,6 tỷ USD vốn FDI và đã đầu tư ra nước ngoài 20,5 tỷ USD.

Chính sách ODA

Từ năm 2004, Hungary bắt đầu dành ngân sách cho việc cấp ODA và ngân sách ODA năm 2010 đã đạt mức 0,17% tổng thu nhập quốc gia (GNI), đúng như cam kết với EU. Các lĩnh vực Hungary ưu tiên cấp ODA bao gồm: chia sẻ kinh nghiệm chính trị – kinh tế của Hungary, chuyển giao phần mềm công nghệ thông tingiáo dục, y tế, nông nghiệpcông nghiệp thực phẩm, xử lý nước, phát triển hạ tầng, vận tải, đo vẽ bản đồ, bảo vệ môi trường.

Bình luận Facebook

Bài viết liên quan